Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Không thể hiểu: đạo văn mà vẫn được phong giáo sư

Chính Tâm

clip_image002[4]

clip_image003[4]

clip_image005[4]

Trong một bài viết đăng trên vnexpress.net (ngày 5/3/2018), GS Lương Văn Hy cho biết, ở Mỹ hay Canada, “Với giảng viên, giáo sư, phó giáo sư, việc không được đạo văn, dù chỉ vài câu, là quy tắc bất thành văn, nếu vi phạm họ phải chịu chế tài nặng” và “Những vi phạm này dù xảy ra 5, 10 hay 20 năm trước, sau mới phát hiện ra cũng bị xem là rất nghiêm trọng, có thể bị miễn nhiệm.”

Ấy thế mà ở Việt Nam, trong ngành Ngôn ngữ học, có ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn một cách có hệ thống từ năm 2002, vẫn được phong Giáo sư, ngồi các Hội đồng chấm luận văn, luận án, thậm chí còn tham gia Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học để bỏ phiếu bầu hay không bầu các ứng viên cho chức danh GS/PGS. Với công trình đạo văn này, ông Nguyễn Đức Tồn được phong Giáo sư, làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ.

Sau đây là bằng chứng về việc ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn một cách hệ thống: Trong cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt – Trong sự so sánh với những dân tộc khác” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002), ông Nguyễn Đức Tồn đã đạo hoàn toàn một luận án và một luận văn của người khác. Cuốn sách có 11 chương thì có 6 chương đạo văn của luận án và luận văn đã công bố trước đó của nghiên cứu sinh và sinh viên.

Hai công trình bị đạo là: 1. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn của tác giả Nguyễn Thúy Khanh đề tài: “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật”, bảo vệ năm 1996 tại Viện Ngôn ngữ học. Luận án này ông Nguyễn Đức Tồn là người hướng dẫn. 2. Luận văn tốt nghiệp đại học: “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt” của tác giả Cao Thị Thu, chuyên ngành Ngôn ngữ học, khóa 36, niên khóa 1991-1995 thuộc trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Luận văn này do GS Nguyễn Thiện Giáp hướng dẫn.

Cụ thể:

- Luận án Phó tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thúy Khanh có 96 trang chính, thì có tới 82 bị đạo chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy để đưa vào cuốn sách nói trên của ông Nguyễn Đức Tồn.

- Luận văn của tác giả Cao Thị Thu có 3 chương (74 trang) thì chương thứ hai (từ trang 20 đến trang 49) bao gồm kết quả nghiên cứu như: tư liệu, bảng biểu thống kê, ý tưởng khoa học và nhiều trang nhiều đoạn, được đạo nguyên xi trong sách của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn. Chẳng hạn các trang 41, 42, 43 luận văn được cắt dán thành các trang 144, 145, 146, 147... trong sách của ông Nguyễn Đức Tồn... Riêng chương ba của Luận văn (từ trang 50 đến trang 75) bị đạo nguyên xi vào chương thứ tám trong sách của ông Nguyễn Đức Tồn (từ trang 235 đến trang 264).

Tuy nhiên, đây không phải là công trình đạo văn duy nhất của ông Nguyễn Đức Tồn. Theo Báo Tiền Phong (được dẫn lại bởi trang mạng Ngôi Sao: https://ngoisao.net/tin-tuc/thoicuoc/24h/mot-pho-giao-su-dao-van-2491772.html), trên Tạp chí Ngôn ngữ số 2 năm 2001, có bài “Dạy từ láy cho học sinh trung học cơ sở” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà; ấy thế trong cuốn sách “Những vấn đề dạy và học trong nhà trường, Phương pháp dạy và học tiếng Việt ở bậc trung học cơ sở” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 5/2001), ông Nguyễn Đức Tồn lại “bê” nguyên xi bài báo của Thạc sĩ Hà vào (chỉ thay đổi tí chút ở đầu đề) rồi chú thích “Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà, nghiên cứu sinh Viện Ngôn ngữ học”.

Dưới đây là bản so sánh những chỗ đạo văn trắng trợn của vị GS.TS. Nguyễn Đức Tồn. Bên trái là công trình của Nguyễn Đức Tồn (xuất bản 2002), bên phải lần lượt là luận án của Nguyễn Thúy Khanh (bảo vệ 1996) và luận văn tốt nghiệp đại học của Cao Thị Thu (bảo vệ 1995).

Dưới đây, bên trái là từ cuốn sách đạo văn, bên phải là từ các công trình bị đạo văn.

Dấu mũi tên chỉ chỗ bắt đầu đạo văn. Tất cả các trang có hai bên so sánh dưới đây đều là đạo văn từ luận văn, luận án.

Có 139 trang / tổng số 344 trang sách có được từ đạo văn. Chiếm 40% cuốn sách.

Từ trang 9 đến trang 82 không đạo.

clip_image007[4]

clip_image009[4]

clip_image011[4]

clip_image013[4]

Từ trang 87 đến trang 110 không đạo.

clip_image015[4]

clip_image017[4]

clip_image019[4]

clip_image021[4]

clip_image023[4]

clip_image025[4]

clip_image027[4]

clip_image029[4]

clip_image031[4]

clip_image033[4]

clip_image035[4]

clip_image037[4]

clip_image039[4]

clip_image041[4]

clip_image043[4]

clip_image045[4]

clip_image047[4]

clip_image049[4]

clip_image051[4]

imageimageimageimageimage

Từ trang 133 đến trang 136 không đạo.

image

imageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimage

Từ trang 150 đến trang 196 không đạo.

imageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimage

Từ trang 265 đến trang 329 không đạo.

imageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimageimage

Từ trang 346 đến trang 353 không đạo.

Chính Tâm