Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

Sự phi lý của trật tự xã hội ở thì tương lai (Đọc “Kim Tự Tháp của một loài có vú” của Nguyễn Gia Hòa)

Đặng Văn Sinh

clip_image001

 

Khó có thể tin vào thời điểm giữa những năm 90 của thế kỷ XX, Nguyễn Gia Hòa viết được Kim Tự Tháp của một loài có vú.(*) Cuốn sách khá mỏng, chỉ 112 trang khổ 14,5 x 20,5cm nhưng nó đặt một vấn đề lớn, đó là, đã nhiều thế kỷ qua đi mà con người vẫn chưa tìm ra được câu trả lời về một mô hình xã hội tối ưu thay cho cấu trúc kim tự tháp ba tầng như một thứ mặc định của thượng đế đã tồn tại trên trái đất qua hàng triệu năm tiến hóa.

Đọc sách “Những mẩu chuyện đời” – Tuyển tập mới của Đào Ngọc Phong

Phan Tấn Hải

clip_image002

 

Tuyển tập Những mẩu chuyện đời của Đào Ngọc Phong là những dòng chữ phần lớn rất buồn, kể lại chuyện đời của anh, chuyện đời của những người anh gặp trong đời từ Việt Nam cho tới xứ người, chuyện của những người trong thế hệ của anh bị cuốn vào cuộc chiến phân đôi, chuyện của những người xa xứ đang ra sức mưu sinh, và chuyện vui buồn của một kiếp người. Chuyện rất buồn xen lẫn với chuyện rất vui. Và hầu hết là giữa những dòng chữ vẫn có các niềm vui có hậu.

Thơ Đặng Tiến (Thái Nguyên)

GHI Ở ĐIỆN BIÊN

Dẫn: Năm ấy tôi lên Điện Biên theo chương trình về nguồn của đơn vị. Tôi xin phép không tham gia các hoạt động chung của đoàn mà một mình lang thang những địa chỉ mà tôi đã biết từ bé qua sách giáo khoa. Nhìn chiếc cầu do người Mĩ viện trợ bắc ngang Nậm Rốm "trơ gan cùng tuế nguyệt" tôi lẩn thẩn nghĩ không biết chiếc cầu này được làm ra ở đâu và nó đến Điện Biên bằng cuộc hành trình vạn dặm thế nào? Đang loay hoay nhờ chụp hình thì bất ngờ có hai ông Tây xin được chụp cùng! Ok! Chụp xong, tôi mua một cặp cá nướng còn nghi ngút khói và mời họ. Mua thêm một chai rượu nữa. Thế là rượu vào lời ra. Tiếng Pháp của tôi lõm bõm. Tiếng Việt của họ xem ra đỡ lõm bõm hơn tôi! Cuộc gặp gỡ tình cờ thế mà thật đáng nhớ..., ghi lại.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

Viên Linh: Khi thơ hóa thân thành lịch sử

Phan Tấn Hải

___3 vien-linh

Tranh Đinh Trường Chinh vẽ Viên Linh.

 

Nhà văn, nhà thơ Viên Linh (1938-2024) vừa ra đi. Ông tên thật là Nguyễn Nam, sinh ngày 20/1/1938 tại Hà Nam, từ trần ngày 28/3/2024 tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Bài viết này để đưa tiễn nhà thơ Viên Linh, người mà tôi hân hạnh có nhiều năm thân cận tại Quận Cam, California.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

“Ai”, tác phẩm mới của Đặng Thơ Thơ: từ biến số đến hằng số

 Trần Hữu Thục

image

 

Đặng Thơ Thơ ghi rõ: Ai là tiểu thuyết. Tiểu thuyết nghĩa là câu chuyện nhỏ, theo nghĩa Hán Việt. Nhưng tiểu thuyết là truyện dài (novel), cũng là hư cấu (fiction). Ai bao gồm tất cả những nghĩa đó, hơn thế nữa, một phản-tiểu-thuyết (antinovel).[1]

Hirokazu Kore-eda: "Cuộc đời & phim không đơn giản như vậy"

Lê Hồng Lâm

Món quà lớn nhất mà Liên hoa phim Quốc tế TPHCM (HIFF - Ho Chi Minh City International Film Festival) mang lại, với tôi, là sự xuất hiện của đạo diễn kiệt xuất người Nhật Bản: Hirokazu Kore-eda. Sự xuất hiện và những chia sẻ sâu sắc của ông về nghề, về điện ảnh thực sự có giá trị để lấn át những bực bội khó chịu về mặt tổ chức còn nhiều lọng ngọng của Liên hoa phim (không thể tránh khỏi khi mới lần đầu mà lại còn làm quá hoành tráng).

Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 11)

Daron Accemoglu Simon Johnson

Nguyễn Quang A dịch

Quyenf lực và

10. Nền Dân chủ Tan vỡ

Lịch sử media xã hội vẫn chưa được viết, và các tác động của nó là không trung lập.

—Chris Cox, head of product, Facebook, 2019

Nếu mọi người luôn nói dối với bạn, hậu quả không phải là bạn tin các lời nói dối, mà đúng hơn chẳng ai còn tin bất cứ thứ gì nữa.

—Hannah Arendt, 1974 interview

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

Lý do chậm trễ hay là những cái khó khi làm “Phan Khôi di cảo”

Phan Nam Sinh

image


Chúng tôi bắt đầu có ý định xuất bản di cảo của cha chúng tôi, nhà báo nhà văn Phan Khôi từ năm 2007, lúc có cuộc tọa đàm về Phan Khôi ở Hà Nội, nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của ông. Nếu lại tính từ năm 2008, năm chúng tôi bắt tay vào làm di cảo cho tới năm 2021 là năm Phan Khôi di cảo được xuất bản là 13 năm. Đó là một quãng thời gian tương đối dài, do không ít lần phải trì hoãn vì gặp khó khăn từ phía khách quan và cả chủ quan. Vì vậy trong bài viết này, tôi sẽ chỉ tập trung viết về những khó khăn khi làm di cảo cho cha tôi, hy vọng có thể giúp chút ít kinh nghiệm cho những ai đang hoặc sẽ làm di cảo cho người thân.

Hai người phụ nữ, một cuộc gặp

Lam Ngọc

Tại Pháp, có một người phụ nữ người Pháp gốc Việt đã ngoài 80, trong hơn 10 năm qua, đã chấp nhận sống đơn độc, xa gia đình, xa con và cháu để theo đuổi vụ kiện chống lại các tập đoàn hóa chất Mỹ đã sản xuất chất khai quang trong đó có chứa nồng độ dioxine rất cao trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Tuổi cao, bệnh nhiều đã nhiễm chất khai quang trong chiến tranh Việt Nam, bà Trần Tố Nga hội đủ ba điều kiện để kiện: công dân Pháp đang sống trên đất Pháp có bộ luật cho phép luật sư Pháp thực hiện các vụ kiện quốc tế đồng thời là nạn nhân da cam đã có xác nhận của một phòng thí nghiệm.

Bùi Vĩnh Phúc: Nhà phê bình của thơ mộng, u hiển

Phan Tấn Hải




Tuyển tập “9 Khuôn Mặt. 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.

Thơ Lê Thanh Trường

CHỐC MÒNG

 

Đôi khi có vài cơn mưa

Sót lại từ

Định nói là những ngày cũ nhưng

Ừ những ngày cũ

Và không hiểu điều gì khiến chúng còn ở đây

Trong ký ức vốn đã ngổn ngang những điều lộn xộn

Một rãnh nước chảy qua bụi cỏ

Một hòn đá bóng lên trong ngày nhập nhoạng

Một giọt hắt kề bên mí mắt

Mái tóc ướt với cơn buồn qua mối tình thứ mấy

Đọt lá cao su

Khoảnh sáng sau chân đồi

Ôi chao nếu còn kể nữa, có lẽ tất cả cơn mưa sẽ sống lại

Đời mình chỉ mãi là mưa

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

Di sản, tình yêu ‘muôn vị nhân gian’

 Lê Học Lãnh Vân

 

Phim này của đạo diễn Trần Anh Hùng có tựa tiếng Pháp là The Pot Au Feu, một loại thực phẩm chế biến kiểu Pháp trông bề ngoài từa tựa canh thịt, rau của nước ta. Vậy, tựa tiếng Pháp chính là tên một loại thức ăn, tựa tiếng Việt là MUÔN VỊ NHÂN GIAN.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2024

Địa danh, một di sản văn hóa

Thái Hạo

Có lẽ không ai xa lạ gì với đồ cổ, bởi mức độ nổi tiếng về sự đắt đỏ, nhất là những món có niên đại lâu đời và có tính thẩm mỹ cao.

Mà thực ra cái gọi là “thẩm mỹ” ấy cũng chỉ có thể định tính một cách tương đối, cốt yếu nhất vẫn là giá trị thời gian – càng nhiều tuổi, đồ cổ càng đắt đỏ, có thể lên tới hàng triệu đô la. Có những món đã trở thành bảo vật quốc gia, được thiết lập chế độ an ninh đặc biệt để bảo vệ.

Nói đồ cổ vì xét ở những khía cạnh nào đó, nó rất gần với địa danh, khi dù là vật thể hay phi vật thể, thì chúng đều mang trong mình các giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần... của quá khứ. Và xét rộng hơn, địa danh còn mang những thuộc tính mà cổ vật không có được, đó là tính đồng sở hữu của tập thể và sự sinh động hiện diện trong đời sống hiện tại của con người.

Nghịch lý ở Vinh: Hiếu học mà không đủ trường để học

 Nguyễn Ngọc Chu

 

1. KỶ LỤC KHÔNG MONG ĐỢI

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Trường Quốc học Vinh thành lập ngày 01/9/1920, là trường danh tiếng thuộc bậc nhất của Bắc Trung Bộ trong nửa đầu và giữa thế kỷ 20, là nơi đào tạo ra nhiều hiền tài cho Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng nói lăm, nói lắp và tlăm tiếng/nói tlăm tiếng và trăm hay không bằng tay quen (phần 43)

Nguyễn Cung Thông[1]

 

Phần này bàn về các cách dùng nói lăm, nói lắptlăm tiếng/nói tlăm tiếng từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời - nhân tiện bàn thêm về chữ lam HV, nói *lam/lăm, nói tram và thành ngữ "trăm hay không bằng tay quen". Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (sđd) và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) Tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), VNTĐ (Việt Nam Tự Điển/Hội Khai Trí Tiến Đức), TNNL (Thiên Nam Ngữ Lục), v.v. Kí, kì còn có thể viết là ký/kì (Kí ~ tên người, tên sách) và trang/cột/tờ của VBL được trích lại từ bản La Tinh để người đọc tiện tra cứu thêm. Để ý là các hình tài liệu chụp lại tối đa so với phần diễn dịch của người viết (NCT) tối thiểu để cho chính các dữ kiện này thể hiện tất cả các ý nguyên thuỷ của người soạn. Tương quan Hán Việt ghi nhận trong bài không nhất thiết khẳng định nguồn gốc của các từ liên hệ (có gốc Việt cổ hay Hán cổ).

Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 10)

Daron Accemoglu Simon Johnson

Nguyễn Quang A dịch

Quyenf lực và

9. Cuộc Đấu tranh Nhân tạo

Chẳng gì được viết về đề tài này có thể được coi là dứt khoát—và vì vậy chúng ta tìm thấy ở mọi nơi những người thiên tài cơ khí, nhạy bén tổng quát tuyệt vời và hiểu biết phân biệt, không ngại ngùng trong tuyên bố Automaton là một máy thuần túy, không liên kết với năng lực hành động con người trong các chuyển động của nó, và do đó, vượt xa mọi sự so sánh, là sáng chế đáng kinh ngạc nhất của loài người.

—Edgar Allan Poe, “Maelzel’s Chess Player,” 1836 (chữ nghiêng trong nguyên bản)

Thế giới tương lai sẽ là một cuộc đấu tranh đòi hỏi khắt khe hơn bao giờ hết chống lại các hạn chế của trí tuệ chúng ta, không phải một chiếc võng thoải mái trong đó chúng ta có thể nằm xuống để được các robot nô lệ của chúng ta hầu hạ.

—Norbert Wiener, God and Golem, Inc., 1964

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2024

Bộ đôi dịch phẩm góp một cái nhìn cần thiết về nghệ thuật đương đại

Phạm Minh Quân

Bộ đôi dịch phẩm 'Nghệ thuật Trừu tượng' của Anna Moszynska và 'Nghệ thuật từ 1960' của Michael Archer (Asia Book & Nxb Thế Giới, 2024) do Andrea Trần và Phạm Long dịch, là hai sự bổ sung quan trọng mở rộng tìm hiểu của công chúng yêu nghệ thuật dành cho những khuynh hướng nghệ thuật thịnh hành của chính thời đại chúng ta.

     

Quang Dũng

Thái Kế Toại

image  

Wikipedia viết tiểu sử Quang Dũng như sau:

Quang Dũng (tên khai sinh là Bùi Đình Diệm; sinh 11 tháng 10 năm 1921 – mất 13 tháng 10 năm 1988) là một nhà thơ Việt Nam. Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như Tây tiến, Mắt người Sơn Tây, Đôi bờ... Ngoài ra Quang Dũng còn là một họa sĩ, nhạc sĩ. Ông thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.

Giảm biên chế xã hay tăng biên chế xã?

Nguyễn Ngọc Chu

1.Vấn đề sáp nhập xã, huyện, tỉnh đã được đề cập nhiều lần từ nhiều phương diện. Trong đợt sáp nhập xã lần này, mục tiêu quan trọng trụ cột là giảm biên chế.

Theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì số lượng cán bộ công chức cấp xã mới nhất [1]:

- Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;

- Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.

Như vậy biên chế trung bình của một xã hiện nay là khoảng 20 người.

Khi sáp nhập 2 xã thành 1, kỳ vọng giảm biên chế của một xã, tức là giảm đi 20 người. Trong thực tiễn, chưa có phương cách rõ ràng để giảm biên chế, mà thực chất vẫn chỉ là “đánh bùn sang ao”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung Quốc, Trí thức trước thách thức nội trị, bang giao của Việt Nam

 Các khách mời Bàn tròn Chuyên đề thảo luận, phân tích một diễn biến đáng chú ý trong quan hệ Việt – Trung, cùng vai trò, kỳ vọng đối với trí thức, văn nghệ sĩ ở Việt Nam trước những thách thức mà đất nước này đang đối diện.

Chào đón “Tiếng thét câm lặng”

Lý Đợi

image

 

Ōe Kenzaburō (31/1/1935 - 3/3/2023) có lẽ là nhà văn có lối viết khó chịu bậc nhất của Nhật thế kỷ 20.

Nhiều độc giả người Nhật sành ngoại ngữ chia sẻ rằng nhiều khi đọc bản dịch còn thấy dễ chịu hơn đọc nguyên tác tiếng Nhật, vì đó là thứ tiếng Nhật cố ý bất bình thường, đọc như đọc văn dịch.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024

Rồi sau đó, thì sao…

Trần Doãn Nho                                                                                               Truyện ngắn

Thử trở lại với một câu chuyện kể nặng mùi dân dã của mẹ, lúc Bướm hãy còn là một hư vô thuần túy.

Cuộc trò chuyện giữa “Tảng Đá” và “Mặt Hồ”!

 Trần Tiến – Phan Mạnh Quỳnh

 

Cùng STORII lên xe, tạm rời xa thành phố, về miền quê biển để ngồi lại và lắng nghe những câu chuyện đời và nhạc… Một tượng đài âm nhạc sừng sững như TẢNG ĐÁ và một nhạc sĩ trẻ ví von âm nhạc của mình là MẶT HỒ tĩnh lặng… Đâu là điểm chạm của hai quãng đời và hai cá tính âm nhạc ấy?

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2024

Đặng Thân và tập thơ “Về trung”(*)

(Phát biểu tại Tọa đàm giới thiệu tập thơ mới xuất bản của Đặng Thân) 
Lã Nguyên

image

 

Đặng Thân là một hiện tượng kì lạ. Kì lạ không chỉ ở trong sáng tác của ông, mà còn ở chỗ: ông nổi tiếng ở nước ngoài, đoạt nhiều giải thưởng thơ quốc tế, nhưng sân chơi văn nghệ chính thống “Vì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội” thì có vẻ vẫn như cố tình lờ đi, tựa như không biết tới sự tồn tại của ông trên văn đàn.

Nhân văn - Giai phẩm: Chuyện đời Lê Đạt qua lời kể của con gái

 Quốc Phương - Đào Phương Liên

 

Nhà biên kịch điện ảnh Đào Phương Liên, ái nữ của cố Thi sĩ Lê Đạt chia sẻ, ôn lại bi kịch, thăng trầm chính trong cuộc đời của cha mình, khi Lê Đạt và gia đình thi sĩ trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng, trấn áp đối với phong trào Nhân văn - Giai phẩm từ những năm giữa thập niên 1950 của thế kỷ trước, dưới bàn tay của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Thơ Quảng Tánh Trần Cầm

Untitled (DEC 2023) - QTTC  

năm thìn của má tôi  

"I need to be weightless / But I never am"  ̶ ̶  Leonard Cohen

 

 

má tôi ít nói

nhưng bà chưa bao giờ ngưng kể chuyện năm thìn

chuyện bão

chuyện mắc nợ  ̶ ̶ ̶  nợ chồng chất nợ

chuyện bà chăm tôi  ̶ ̶ ̶  đứa trẻ chưa đầy ba tháng tuổi  ̶ ̶ ̶  

quá mệt rồi ngủ quên

khi tỉnh giấc má thấy một con rồng nhỏ

bay lượn trong ánh lập lòe trên không

báo rằng không lâu má sẽ trả hết nợ

Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 9)

Daron Accemoglu Simon Johnson

Nguyễn Quang A dịch

Quyenf lực và

8. Sự Thiệt hại Số

Tin tốt về các máy tính là chúng làm những gì bạn bảo chúng làm. Tin xấu về các máy tính là chúng làm những gì bạn bảo chúng làm.

—được quy cho Ted Nelson

Người ta có thể nói rằng quá trình đưa vào từ từ thiết bị mới được máy tính hóa, được tự động hóa, và được robot hóa có thể được kỳ vọng làm giảm vai trò của lao động là giống với quá trình đưa vào các máy kéo và máy móc khác đầu tiên đã làm giảm và rồi đã loại bỏ hoàn toàn ngựa và các động vật kéo khác trong nông nghiệp.

—Wassily Leontief, “Technology Advance, Economic Growth, and the Distribution of Income (Tiến bộ Công nghệ, Tăng trưởng Kinh tế, và sự Phân phối Thu nhập),” 1983

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024

Thư ngỏ gửi lãnh đạo Nghệ An về tượng đài Lênin đặt tại Vinh

Nguyễn Ngọc Chu

 

Cách đây bốn năm, khi tin Nghệ An sẽ dựng tượng Lênin bằng đồng nặng 4,5 tấn được công bố, TS Nguyễn Ngọc Chu đã gửi thư ngỏ dưới đây cho lãnh đạo Nghệ An để can ngăn. Vậy mà nay Nghệ An vẫn “kiên quyết” dựng tượng và sẽ khánh thành vào giữa tháng 4-2024. Điều đáng lưu ý, theo báo Tuổi trẻ, việc dựng tượng này là “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng”! Trong một bài đăng trên VOA, Trân Văn giật một cái tít mỉa mai: “Vẫn cần... Lenin chứ không cần... nhân tâm?”.

Lời của trí thức như “nước đổ đầu vịt”! “Nghệ An xô viết vẫn là Nghệ An!”.

Xin dẫn mấy câu vè hiện đại: “Ông Lê Lin ở nước Nga Sắp được đứng ở Vinh ta thế lày Để cho ngàn vạn dân cày Ngắm mà no ấm quên ngày đói lo

Văn Việt

 

Bolero phục sinh

 Nguyễn Viện

1.

Tôi ở ngoại ô. nắng vàng hơn lửa. những hàng cây oán giận con đường. xanh hấp hối.

Tôi ở hoàng hôn màu đỏ rực. máu của mây ngàn bay đi mất. còn lại giấc ngủ của đêm và cơn mơ tội nghiệp.

Tôi ở cơn gió bụi không màu sắc. có cô em rất hiền trong bếp. mùi vị nhân gian như đất.

Tôi ở giữa cơn điên của một ham muốn bất chợt. nhảy xuống sông saigon và bơi ra biển. bơi ra chỗ xanh ngời của vô vọng.

Tôi ở ngoại ô và coi phim ngôn tình nhiều tập. tôi giết các nhân vật và giết thằng đạo diễn.

(31/3/2024)

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2024

Tháng tư - Ám ảnh lý lịch

Nguyễn Xuân Thọ

 

Từ bé tôi đã mang trên người một bản lý lịch "đẹp". Ba má tôi tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu 5 rồi ra Bắc tập kết. Với bản lý lịch đó tôi có cuộc đời khá êm đẹp so với nhiều bạn bè. Với năng lực chuyên môn của mình nhẽ ra tôi có thể làm quan to, thậm chí rất to và nếu khôn ngoan có thể hạ cánh an toàn, nhà cao cửa đẹp. Đến giờ tôi vẫn là anh thợ cần cù làm việc là do cá tính của mình chứ hoàn toàn không phải vì lý lịch.

Thơ Mỹ – một thời đáng nhớ (kỳ 21): Michael Lee Johnson (phần 1)

Khế Iêm

image_thumb-30

I KNOW FROM MY BED

 

Sometimes I feel

like a sad sack –

a worn out old man

with clown facial wrinkles.

I know when I reflect,

stare out my window

at the snow falling

from my bed,

my back to yours,

reflecting on my pain –

ignoring yours –

I isolate your love,

lose your touch

to another –

forgetting,

it is our bed,

not mine,

that I lie in.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2024

从越南看中国汉字拼音化、拉丁化问题 Vấn đề phiên âm hóa, latin hóa chữ Hán Trung Quốc – góc nhìn từ Việt Nam

 作者:阮海横  (越南) Tác giả: Nguyễn Hải Hoành (Việt Nam)

 

汉字拼音化是指用表音的字母书写汉语,创造一种新的汉语书写体系。所用的字母可以是拉丁 (罗马)、阿拉伯或斯拉夫等字母。汉字拉丁化是用拉丁字母书写汉语的。

众所周知, 中国人100多年前就兴起了汉字拼音化运动这场运动的目的是将汉字改为字母文字,用一种拼音化、拉丁化表音文字 (phonograph) 逐渐代替、最终废除表意的方块汉字。这样,汉字拼音化牵涉到汉字的命运问题。曾作为“汉字文化圈”一员的我们越南、理所当然十分关注这场运动的进展情况。

Một thuở quế trầm

Hoàng Nga                                                                                                  Truyện ngắn

                                                                         Hái bông cơm nguội bên thềm cũ

                                                                         Nhớ thuở quế trầm chưa mất nhau

                                                                                                           Mường Mán

Anh ở trọ đầu đường nhà Mẫn. Căn nhà có cái gác lửng thâm thấp. Anh treo một chậu trầu bà ở góc tường. Anh nói trầu bà dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, chỉ tưới một ít nước là đủ sống cả tuần. Nói thêm, có chút xanh lá để đỡ nhớ quê. Mẫn kỳ kèo bắt anh kể chuyện quê. Anh nói có gì đâu để kể, nhưng Mẫn cứ nhèo nhẹo đòi cho đến lúc anh phải chịu thua. Anh bảo nhà anh ở Huế, không sống với mạ và các em. Mẫn hỏi sao vậy. Anh nói ở quê anh không có trường trung học đệ nhị cấp, phải lên phố, và như vậy thì cũng phải xa nhà, cũng phải đi trọ nhà người mà chưa chắc được nhận vô Quốc Học, trong khi ở thị xã này anh đã đậu vào trường công lập lớn nhất, nên ba anh quyết định thuê chỗ trọ ấy cho anh.

Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 8)

Daron Accemoglu Simon Johnson

Nguyễn Quang A dịch

Quyenf lực và

7. Con đường Tranh cãi

Tôi trẻ, tôi hai mươi tuổi; tuy nhiên tôi chẳng biết gì về đời trừ sự tuyệt vọng, cái chết, sự sợ hãi, và sự hời hợt ngu ngốc quăng xuống vực thẳm đau buồn. Tôi thấy mọi người bị kích chống lại nhau, và lặng lẽ giết nhau một cách vô tình, xuẩn ngốc, dễ bảo, vô tội.

Erich Maria Remarque, All Quiet on Western Front 1929 (Mặt trận miền Tây vẫn Yên tĩnh, [Phía Tây không có gì lạ])

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

In bóng mình trong Huế

Nguyễn Thị Tịnh Thy

image  

Dù đã đọc bao nhiêu tản văn viết về Huế, dù chắc chắn rằng chuyện Huế chẳng còn chi mới mẻ, vẫn là thành quách rêu phong, người xưa cảnh cũ, hoài cổ thương kim…, bạn đọc cũng sẽ cảm thấy bị cuốn hút khi đọc tập tản văn Một thời Mạ Huế của Nguyễn Khoa Diệu Hà (Nxb. Lao động, 2024).

Sạn chữ (kỳ 2): Về cách dùng chữ ‘tội’ trên báo chí

Thái Hạo

Mỗi khi có một vụ bắt người, báo chí sẽ đưa tin. Cấu trúc của tiêu đề thường là “Bắt ông A vì tội B”. Ví dụ gần nhất, hàng loạt báo chạy tít: “Bắt Shark Thủy về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”/ “Shark Thủy bị bắt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”... Vậy cách nói này đúng hay sai, và nếu sai thì sai như thế nào?